Ngày nay Bunraku

Osaka là nhà của đoàn kịch do chính phủ tài trợ tại Nhà hát Bunraku Quốc gia. Đoàn kịch thường diễn từ năm vở trở lên mỗi năm, mỗi vở diễn trong vòng từ 2 đến 3 tuần ở Osaka trước khi chuyển đến Tokyo diễn tại Nhà hát Quốc gia. Đoàn kịch Bunraku Quoocsi gia cũng lưu diễn trên toàn nước Nhật và đôi khi cũng ra nước ngoài.

Cho đến cuối những năm 1800, có hàng trăm đoàn kịch chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và không chuyên trên khắp nước Nhật và trình diễn kịch rối truyền thống.

Kể từ sau thế chiến thứ II, số lượng đoàn kịch chỉ còn dưới 30, phần lớn các đoàn chỉ biểu diễn 1 hay 2 lần một năm, thường kết hợp với các lễ hội địa phương. Tuy vậy, một vài đoàn kịch vùng vẫn tiếp tục biểu diễn hăng hái.

Đoàn kịch rối Awaji, nằm ở đảo Awaji phía Tây Kobe, diễn các vở kịch ngắn hàng này và những vở lớn hơn tại nhà hát của mình. Họ đã lưu diễn tại Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác.

Đoàn kịch Bunraku truyền thống Tonda tại tỉnh Shiga, thành lập trong những năm 1830, đã lưu diễn tại Mỹ và Australia 5 lần và rất tích cực tổ chức các chương trình hàn lâm ở Nhật Bản cho các sinh viên Mỹ muốn theo học kịch rối truyền thống Nhật Bản.

Đoàn kịch rối Imada, đã biểu diễn tại Pháp, Đài Loan, Mỹ, cũng như Đoàn kịch rối Kurroda ở thành phố Ida, tỉnh Nagano. Cả hai đoàn này, với lịch sử hơn 300 năm, biểu diễn đều đặn và cũng tích cực chăm lo cho một thế hệ nghệ sĩ rối mới và khai phá thêm các kiến thức về nghệ thuật rối qua các chương trình đào tạo ở các trường trung học và dạy các sinh viên Mỹ trong các chương trình học thuật mùa hè tại nhà hát của mình.

Sự hâm mộ kịch rối Bunraku ngày càng tăng đã góp phần vào việc thành lập đoàn kịch rối truyền thống Nhật Bản đầu tiên ở Bắc Mỹ. Từ năm 2003, Đoàn kịch rối Bunraku Bay, đặt trụ sở tại Đại học Missouri, Columbia, Missouri, đã diễn tại các nơi gặp mặt vòng quanh nước Mỹ, bao gồm Trung tâm biểu diễn nghệ thuật KennedyViện Smithsonian, cũng như ở Nhật.